tẩm ướp gà nướng
Nói đến cà phê cổ ở đất Hà Thành có lẽ không ai không biết đến quán cà phê Nhân, ra đời tử năm 1946 đến này quán Nhân có tuổi đời lên đến 68 năm.
Café Nhân đã ra đời và gắn bó với người Hà Nội từ năm 1946. Song đó không phải là tên hiệu của gia đình một cụ Nhân mở giữa lòng phố cổ Hà Nội như nhiều người vẫn lầm tưởng mà ở một vùng sơ tán của những người Hà Nội yêu nước. Café Nhân chính là đứa con tinh thần của vợ chồng cụ Nguyễn Văn Thi và cụ Trần Thị Thanh Kỳ.
Năm 1946, ông Thi cùng với 2 người bạn là cụ Thế và cụ Nhân đã tự nghiên cứu, mua cà phê về rang, xay. Sau những mẻ cà phê đầu tiên không thành công, ôcụ Thi phải vào sâu trong liên khu 4 cũ, chọn mua hạt và nghiên cứu pha trộn cho ra loại cà phê đậm đà của riêng mình.
Cả ba ông thống nhất lấy từ Nhân cho tên hiệu của quán và sản phẩm. Tuy do ba người sáng lập, nhưng chỉ có gia đình cụ Thi - Kỳ là người trực tiếp tìm tòi, chế biến và kinh doanh. Khi quán mở ra, anh em kháng chiến chọn đây là điểm gặp gỡ, móc nối liên lạc, trao đổi tin tức quân sự, tình báo giữa nội thành và vùng sơ tán địa phương.
Café Nhân cũng từng sơ tán đến Nho Quan năm 1949, đến năm 1951, cuộc kháng chiến chống pháp bước sang giai đoạn cuối cụ Thi trở về Hà Nội mở quán cà phê để làm nơi sinh hoạt của đội biệt động tại số nhà 100 phố Cầu Gỗ.
Năm 1980 sau khi nghỉ hưu, cụ Kỳ quyết định mở lại quán cà phê ở số 27 phố Lương Ngọc Quyến. Do khó khăn về địa điểm và lại có tuổi, cụ Kỳ đã thôi không trực tiếp bán hàng mà giao lại cho cô con gái Út là bà Nguyễn Thị Như Hạnh.
Bà Hạnh thuê lại bãi đất trống ở ngã ba Hàng Hành (tức số nhà 39D ngày nay) làm nơi khởi nghiệp. Khách tới đây chủ yếu là khách quen của cà phê Nhân từ thời trước đó.
Nháy mắt trái
Cách làm sữa chua
Vo lam lau
Nhãn bài viết: Dia-chi-an-uong-tai-ha-noi