tẩm ướp gà nướng
Những thực khách đến đay phần lớn là dân "sành" họ đều sẵn sàng rút hầu bao để thưởng thức món ăn "đắt xắt ra miếng" ấy.
Bánh giò phố Lương Định Của
Quen thuộc, bình dân, ăn nhanh, bánh giò nóng có mức giá phổ biến khoảng 8.000 – 10.000 đồng. Tuy nhiên nếu đến tiệm bánh giò Xuân Thủy ở phố Lương Định Của, khách thường phải tốn tiền ngang đi ăn phở.
Đó là một tiệm vỉa hè treo biển gia truyền, có tiếng ở khu phố này từ lâu, buổi chiều đến rất đông khách. Không phủ nhận, bánh giò tại đây ngon, ít hàn the, thịt chế biến vừa miệng, tuy nhiên bánh vẫn nhiều phần vỏ, phần nhân không đầy đặn, nên với việc bán ở mức giá cao gấp rưỡi nơi khác – 15.000 đồng/chiếc, chắc hẳn chủ quán khá lãi. Ngoài ra, khách thường được gợi ý ăn thêm giò chả, rồi từng miếng dưa góp bà chủ cũng tính tiền, vậy nên đứng dậy hầu như chẳng ai không mất dưới 30.000 đồng.
Phở bò phố Gầm Cầu
50.000 đồng một bát bình thường và 75.000 đồng cho bát đặc biệt là mức giá không phải quán phở bình dân nào cũng dám bán. Có lẽ chỉ tiệm phở phố Gầm Cầu mới “thách thức” thực khách như vậy.
Quán này nằm đoạn sát với mặt phố Hàng Giấy, chỉ bán vào buổi sáng. Nói quán “chém đẹp” cũng chưa hẳn, vì đắt nhưng xắt ra miếng. Phở Gầm Cầu không chỉ sạch sẽ từ đôi đũa cái bát mà nước dùng hay thịt bò đều rất chất lượng. Có lẽ chẳng ở đâu bạn được thưởng thức bát phở với toàn thịt lõi rùa hoặc gân bò giòn tươi ngon đến thế. Ngoài ra, nếu không đảm bảo mình phàm ăn thì khách khó lòng “đả” hết được tô phở đầy ắp thịt như vậy.
Chủ quán này rất “độc đoán”, khách có nhu cầu hay góp ý cũng kệ, chỉ bán duy nhất một loại phở tái, nước phở lại luôn chế biến đậm đà hơn hẳn so với mọi nơi, hợp với người có gu ăn mặn. Tuy nhiên, nhiều người khẳng định: “Đã ăn phở Gầm Cầu rồi thì thấy nơi đâu cũng nhạt nhẽo!”. Đó là lí do quán chủ yếu phục vụ cho khách quen. Tuy nhiên, lượng khách quen tại đây cũng rất đông đảo, đủ cho tiệm luôn chật kín người vào lúc cao điểm là từ 7h30 – 8h30.
Bún riêu gánh phố Quang Trung
Nằm sát đoạn ngã tư giao với phố Hai Bà Trưng, chỉ là quán gánh vỉa hè chuyên bán vào buổi sáng, vậy mà một bát bún riêu “suông” tại đây có giá 30.000 đồng, thêm giò, thịt nữa là 50.000 đồng – đắt hơn một cửa hàng lịch sự.
“Chát” vậy song khách vẫn cứ lăn xả vào. “Riêu ở đây nhiều mà xịn, nước canh cũng nấu toàn bộ từ cua chứ không cần phải ninh thêm xương nên ngọt, thơm và chất lắm. Thịt bò cũng chỉ toàn lõi rùa hoặc bò bắp. Nếu bán rẻ hơn thì không được ngon thế đâu”, đó chính là bí quyết để cô chủ quán “chặt chém” mà khách vẫn đông.
Mỳ vằn thắn phố Hàng Chiếu
Phố Hàng Chiếu có vài ba tiệm mỳ vằn thắn nhưng quán Bình Tây được nhiều người biết đến hơn cả. Mỳ vằn thắn nơi đây được đánh giá là ngon nhất nhì khu phố cổ. Sợi mỳ vàng ươm, dai dai bùi ngậy mùi trứng; thịt xá xíu thái mỏng, chín tới; há cảo chiên giòn nhân thịt đậm đà; còn há cảo luộc thì thơm mềm; và quan trọng nhất là nước canh ngọt dễ chịu.
Ngon nhưng giá khá đắt so với nhiều nơi – 45.000 đồng/bát. Tuy nhiên, người Hà Nội nhất là dân phố cổ ít khi câu nệ chuyện giá cả. Bởi vậy, quán vẫn đắt hàng, thậm chí đến đây, khách còn chấp nhận thêm chuyện thường xuyên phải chờ đợi khá lâu.
Ốc nóng phố Đinh Liệt
“Ngon và đắt như ốc Đinh Liệt!” đó là lời ví von rất chuẩn của nhiều dân ghiền ốc Hà Nội. Quả thật, không chỉ khéo chọn ốc tươi ngon, sạch sẽ, béo múp mà tài pha chế nước chấm của quán này đúng là khó nơi nào sánh bằng. Và tất nhiên, quán ngon giữa khu phố cổ sầm uất thì chuyện đắt đỏ không có gì làm lạ.
Chè thập cẩm 1976 phố Trần Hưng Đạo
Với tuổi đời hơn 30 năm, quán chè thập cẩm 1976 ở ngõ 72 Trần Hưng Đạo là một trong những tiệm nổi tiếng nhất Hà Nội. Nhưng nhắc đến nơi này, điều đầu tiên người ta nói tới không phải hương vị thơm ngon của món ăn mà lại là giá cả “chát chúa”. Mọi loại chè tại đây đều đồng giá 40.000 đồng – hơn cả một bát phở bổ dưỡng, ấm bụng.
Tuy nhiên, chè thập cẩm 1976 cũng đặc biệt, rất chất lượng và phong phú với đủ loại từ trân châu nhân khác lạ, thạch, đậu xanh, đậu đỏ đến hoa quả theo mùa, một số loại mứt hay viên trôi nước nhỏ và cả cốm xào… Nhờ đó, không hề “đụng hàng” với bất kì quán chè nào.
Cơm đảo gà rang Tống Duy Tân
Phố Tống Duy Tân giờ hầu như tiệm nào cũng treo biển “Cơm đảo gà rang”. Nhưng dù là tiệm vỉa hè tuềnh toàng hay cửa hàng bàn ghế lịch sự thì đều có mức giá chung – 80.000 đồng/suất, chưa kể canh hay rau dưa ăn kèm. Nếu làm phép tính nhanh, bạn sẽ thấy thưởng thức cơm đảo gà rang bình dân ở Tống Duy Tân tốn kém ngang với đi ăn ở các thương hiệu cơm gà ngoại như KFC, BBQ hay Lotteria.
Tuy nhiên, những ai đã ăn cơm đảo gà rang rồi thì dễ ghiền, dễ nhớ hương vị của món cơm rang trứng nóng hổi chan với nước thịt đậm đà cùng thịt gà mềm, béo ngậy.
Bún ngan phố Lý Thái Tổ
40.000 đồng/bát – tưởng chừng như chỉ nhỉnh hơn những tiệm khác chút xíu song nếu dùng đũa khua thử, bạn sẽ thấy bún ngan vỉa hè phố Lý Thái Tổ (đoạn giao với phố Lò Sũ) đúng là “chặt chém”. Không quá 5 miếng mà ngan khách ăn chẳng thấy thấm thía vào đâu, ngoài ra là vài lát măng củ cùng ít hành tươi.
Nếu muốn chất hơn cũng như ăn thêm măng tiết, bữa lót dạ về chiều cho đôi bạn tại quán ăn vỉa hè tuềnh toàng này có thể lên đến vài trăm bạc. Song, không thể phủ nhận chất lượng đồ ăn ở đây rất ổn. Thịt ngan mềm, luộc vừa chín tới, nước canh thì trong veo, ít béo, măng tiết cũng chế biến vừa miệng. Đến từng cái quẩy ăn kèm cũng được chọn loại ngon, giòn, mới ra lò. Chắc hẳn tự tin vào ưu điểm của mình nên bao năm nay quán cứ “hồn nhiên” bán đắt. Hơn nữa, khách quen nơi này thường là dân chịu chi, đến ủng hộ rất thường xuyên và chẳng ngại bị “chặt chém’.
Nháy mắt trái
Cách làm sữa chua
Vo lam lau
Nhãn bài viết: Ăn vặt | Món ngon | Quán ăn hấp dẫn Hà Nội | Tổng hợp địa điểm Hà Nội